Tất cả chúng ta đều biết quản lý lớp học hiệu quả có nhiều lợi ích. Trước hết, nó giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi học sinh cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và có động lực học tập; đồng thời thúc đẩy học tập hiệu quả. Nó cũng giúp giảm hành vi không mong muốn, gây rối, là rào cản đáng kể trong quá trình học tập.
Dưới đây là 5 mẹo để giáo viên thực hành quản lý tích cực
Mẹo 1: Tạo Môi Trường Lớp Học Tích Cực
Tạo một môi trường lớp học tích cực là điều cần thiết để quản lý lớp học. Một môi trường lớp học tích cực là một môi trường học tập an toàn nơi học sinh được thuộc về, được hỗ trợ một cách công bằng và có thể phát triển. Giáo viên có thể tạo môi trường lớp học tích cực bằng cách sử dụng nhiều chiến lược, chẳng hạn như xây dựng lớp học có cấu trúc, nhịp điệu, xây dựng mối quan hệ tích cực. Tạo ra cảm giác tin tưởng với từng học sinh là điều cần thiết để các em biết rằng các em có thể tìm đến bạn khi gặp những vấn đề khó khăn và tin tưởng bạn trong năm học này.
Mẹo 2: Thiết Lập Các Quy Tắc Và Kỳ Vọng Rõ Ràng Trong Lớp Học
Thiết lập các quy tắc và kỳ vọng rõ ràng trong lớp học là điều cần thiết để quản lý lớp học hiệu quả giúp tạo ra một môi trường học tập an toàn, nhất quán, nơi học sinh biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Bạn có thể cùng trẻ xây dựng một mục tiêu hòa hợp, truyền đạt rõ ràng kỳ vọng của bạn với học sinh và thực thi chúng một cách nhất quán. Lời khuyên là chúng ta nên bắt đầu với 3 – 5 quy tắc/ muc tiêu rõ ràng, cụ thể và đưa tất cả học sinh cùng tham gia vào việc đưa ra các quy tắc đó. Điều này giúp trẻ em xây dựng tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao hơn và giúp lớp học của bạn giảm bớt các hành vi không mong muốn.
Mẹo 3: Quản Lý Quá Trình Chuyển Đổi
Học sinh, đặc biệt ở các cấp mầm non và tiểu học luôn có nhiều thời điểm chuyển đổi giữa các bài học, hoạt động hoặc giữa tĩnh và động. Điều này có thể ra khó khăn cho một số học sinh hoặc có thể tạo một không gian ồn ào và mất năng lượng của giáo viên. Một trong những mẹo sử dụng cho thời gian chuyển đổi giữa các tiết học hoặc hoạt động là sử dụng các tín hiệu để thông báo đến giờ chuyển đổi, có thể là sử dụng âm thanh như tiếng vỗ tay/ tiếng chuông hoặc các bài hát để tạo nên tính nhịp điệu cho lớp học. Mỗi khi bạn sử dụng tín hiệu đó, trẻ sẽ biết cần phải làm gì tiết theo, nhờ vậy các thời điểm chuyển đổi diễn ra nhịp nhàng mà vẫn thu hút được sự chú ý của học sinh.
Mẹo 4: Luôn Giữ Bình Tĩnh
Nói thì dễ hơn làm phải không? Có những khoảnh khắc bạn bực bội vì hướng dẫn mà bọn trẻ không nghe rồi lại lại sai, hoặc một học sinh nào đó không hợp tác với hoạt động chung của lớp học. Trong khoảnh khắc đó, thất vọng, bất lực dâng lên trong bạn, nhưng quan trọng cần ghi nhớ là năng lượng và cảm xúc của chính bạn cũng đang ảnh hưởng đến không khí lớp học và cảm xúc của trẻ rất nhiều. Ở thời khắc đó, hãy hít một hơi thật sâu và đếm đến 3. Sau đó quay trở lại với giọng điệu bình tĩnh để xử lý tình huống.
Một lần khi bọn trong lớp học của tôi chạy lăng xăng và thiếu hợp tác. Thay vì kêu gọi chúng, tôi đã ngồi xuống và hít thở cho chính mình mà không nói một lời nào. Thật bất ngờ, bọn trẻ tự nhắc nhau im lặng và ngồi vào chỗ rất nhanh. Sau đó, tôi chỉ cần đứng dậy và tiếp tục bài học.
Quản lý lớp học không chỉ giúp cho việc quản lý và dạy học diễn ra dễ dàng. Hơn cả thế, nó tạo nên cảm giác an toàn, tích cực bên trong trẻ và trong chính chúng ta. Để xây dựng lớp học hạnh phúc, không thể thiếu các kỹ năng quản lý lớp học tích cực từ giáo viên. Bạn cũng có thể tham khảo cách giáo viên khác bắt đầu năm học mới đầy tích cực như thế nào Ở ĐÂY nhé